Chuyên mục lưu trữ: Kỹ thuật

Tra cứu kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, kỹ thuật ương các loài cá, tôm, cua.. cập nhật thông tin kỹ thuật nuôi mới nhất.

Vôi và kỹ thuật bón vôi trong nuôi trồng thủy sản

Vôi có tác dụng trung hóa a xít và nâng cao pH của đất và nước ao. Vôi cũng phản ứng với khí Carbonic(CO2) để thành lập Bicrabonate (HCO3_) và phóng thích Canxi và Magie vì vậy góp phần gia tăng Kiềm và độ cứng trong nước. Vôi nên được bón đều trên mặt đáy ao để khử trùng giữa các vụ nuôi hoặc rải đều trên mặt nước ao. Chú ý rằng không nên bón phân sớm (ít nhất 1 tuần ) sau khi rải vôi.

Phương pháp quản lý cho ăn trong ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, tùy theo phương thức sản xuất khác nhau mà thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo chiếm vị trí khác nhau. Trong hình thức nuôi quảng canh, thức ăn tự nhiên là quan trọng, nhưng khi nuôi tôm với hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh thì thức ăn nhân tạo thay thế dần cho thức ăn tự nhiên. Trình độ thâm canh càng cao thì thức ăn nhân tạo càng giữ vai trò chủ lực trong sinh trưởng phát triển của tôm nuôi.

Các vấn đề gặp phải khi nuôi tôm trong mùa mưa

Gần đây, người nuôi phải đối mặt với vấn đề dao động bất thường của nhiệt độ và độ mặn, nguyên nhân gây nên các loại bệnh cho tôm nuôi; đặc biệt đầu vàng (YHD-Yellow head disease), đốm trắng (WSD-White spot disease) và phát sáng do vi khuẩn (Luminescent bacteria) là các bệnh thường mang đến những mùa vụ thất bát cho người nuôi.

Kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học

Sản lượng tôm thế giới hiện đang bị suy giảm do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh do vi khuẩn Vibrio hay vi rút. Kháng sinh đã được sử dụng với khối lượng lớn nhằm kiểm soát bệnh dịch, tuy nhiên, việc sử dụng này trong nhiều trường hợp thường không mang lại hiệu quả hoặc làm tăng thêm mầm bệnh. Công nghệ nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học là chìa khóa giải quyết các vấn đề này.