Tất cả bài viết của TRAN

Giải pháp đối với dư lượng oxytetracyline trong tôm

Mặc dù xuất khẩu tôm năm 2014 được dự báo có thể vẫn giữ mục tiêu 3 tỷ USD, tuy nhiên vấn đề kiểm soát dư lượng kháng sinh oxytetracyline (OTC) trong sản phẩm thủy sản XK sang thị trường Nhật Bản và thị trường EU đã và đang tạo thêm áp lực cho các DN chế biến XK thủy sản Việt Nam.

“Bệnh đốm đen” trên tôm thẻ chân trắng

Thời gian gần đây người nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp tình trạng tôm bị “bệnh đốm đen”, tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp chữa trị đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch. Một số trường hợp khác tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm giá trị thương phẩm.

Khoáng đa lượng trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp

Tổng quan về khoáng chất, Ý nghĩa sinh lý của khoáng đa lượng đối với tôm thẻ chân trắng, Nhu cầu khoáng chất trong khẩu phần ăn, Nhu cầu khoáng chất trong môi trường nước, Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hữu dụng sinh học của khoáng chất, Những vấn đề về khoáng khi nuôi tôm ở độ mặn thấp…

Một số loài tảo phổ biến và biện pháp khắc phục tảo độc trong các ao nuôi tôm thâm canh

Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của nước, hấp thu muối dinh dưỡng dư thừa, hấp thu chất hữu cơ trong môi trường nước.

Vôi và kỹ thuật bón vôi trong nuôi trồng thủy sản

Vôi có tác dụng trung hóa a xít và nâng cao pH của đất và nước ao. Vôi cũng phản ứng với khí Carbonic(CO2) để thành lập Bicrabonate (HCO3_) và phóng thích Canxi và Magie vì vậy góp phần gia tăng Kiềm và độ cứng trong nước. Vôi nên được bón đều trên mặt đáy ao để khử trùng giữa các vụ nuôi hoặc rải đều trên mặt nước ao. Chú ý rằng không nên bón phân sớm (ít nhất 1 tuần ) sau khi rải vôi.