Chuyên mục lưu trữ: Kỹ thuật

Tra cứu kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi thương phẩm, kỹ thuật ương các loài cá, tôm, cua.. cập nhật thông tin kỹ thuật nuôi mới nhất.

Sục khí đáy trong nuôi tôm – Hoạt động không thể bỏ qua

Tại các ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, để đạt được kết quả tốt, điều quan trọng không chỉ ở chất lượng tôm giống, thức ăn mà còn là tất cả các bước trong khâu quản lí ao, đặc biệt là quản lí đáy ao. Trong đó, hoạt động sục khí là việc làm cần thiết, phải được thực hiện tại các ao nuôi tôm (nhất là trong các mô hình nuôi tôm thâm canh).

Quản lý thức ăn cải thiện lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

Nhằm đảm bảo chất lượng nước tối ưu và đáy ao sạch ở các trang trại nuôi tôm thì việc chọn chất lượng thức ăn tốt ổn định và việc theo dõi cẩn thận sàng cho ăn dựa trên bảng hướng dẫn cho ăn đã được chứng minh/thử nghiệm là các bước thực hành khuyến nghị để kiểm soát lượng thức ăn cho vào ao. Sử dụng máy cho tôm ăn tự động và áp dụng công nghệ biofloc, cũng như nắm rõ được khả năng tải của ao có thể giúp người nuôi tôm giảm chi phí thức ăn, bảo toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận.

Lợi ích nuôi ghép cá rô phi với tôm

Xuất phát từ những yêu cầu xây dựng một mô hình nuôi bền vững mang tính an toàn cao, mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính trong ao nuôi tôm nhằm cải thiện môi trường nước, giảm thiểu dịch bệnh. Đây là biện pháp dọn vệ sinh và làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm. Cá rô phi được lựa chọn là đối tượng để nuôi ghép với tôm tốt nhất, bởi chúng là loài ăn tạp, phù hợp với vai trò “dọn vệ sinh”.

Khí độc H2S – Sát thủ giấu mặt của tôm nuôi

Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.