Lưu trữ cho từ khóa: Hiệu quả

Giải pháp nâng cao hiệu quả tôm nuôi công nghiệp

Trước đây, hầu hết các hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau đều chọn nuôi mật độ cao để tăng sản lượng tôm nuôi. Nhưng kể từ đầu năm 2015 đến nay, khi tôm nguyên liệu trên thị trường bị rớt giá, cộng với giá thức ăn, vật tư phục vụ nuôi thuỷ sản ở mức cao thì cách nuôi này phần lớn không mang lại hiệu quả.

Phú Quốc (Kiên Giang): Hiệu quả mô hình nuôi cá bớp lồng bè trên biển

Từ năm 2011 đến nay, Trạm Khuyến nông huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đã tiến hành triển khai thực hiện 04 dạng mô hình nuôi cá lồng bè trên biển có sử dụng con giống cá bớp sinh sản nhân tạo. Qua 04 năm triển khai thực hiện các mô hình nuôi cá bớp, cá mú lồng bè trên biển sử dụng con giống nhân tạo cho thấy các mô hình đều đem lại hiệu quả kinh tế, đang từng bước được nhân rộng và phát huy tại huyện đảo Phú Quốc.

Những quy trình nuôi tôm công nghiệp hiệu quả

Thời gian qua, phong trào nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Ðầm Dơi (Cà Mau) không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2010, toàn huyện chỉ có khoảng 1.000 ha, thì tính đến cuối tháng 6/2015, diện tích đã nâng lên hơn 2.880 ha, năng suất bình quân đạt từ 5 – 7 tấn/ha/vụ.

Giải pháp phát triển nuôi tôm hùm hiệu quả

Tôm hùm (tên gọi chung của một nhóm giáp xác có kích thước lớn thuộc họ Palinuridae) là đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao. Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm hùm tôm hùm phát triển. Nghề nuôi tôm hùm phát triển đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tự nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hàng ngàn lao động; đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Nuôi tôm vụ đông hiệu quả hơn nuôi chính vụ

Hội nghị Tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 các tỉnh miền Bắc do Tổng Cục Thủy sản tổ chức tại Nghệ An đã bàn về việc nuôi tôm vụ đông. Nuôi tôm vụ đông đã phát triển từ năm 2005 tại đảo Hải Nam Trung Quốc, ở Việt Nam bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Bắc từ năm 2011.

Nuôi tôm nước lợ theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo ATVSTP

Mục tiêu chung của “Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng năm 2030” là phát triển nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng hiệu quả, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu; góp phần tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực.

Những công nghệ nuôi tôm hiệu quả

Sản lượng tôm nuôi năm 2014 tăng mạnh chủ yếu do nhiều địa phương chuyển đổi phần lớn diện tích nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng (TTCT), đồng thời tăng diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh với nhiều quy trình công nghệ mới, năng suất và hiệu quả cao.