Khuyến cáo từ Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu nhằm đối phó với bệnh EMS trên tôm

Hội chứng tôm chết sớm (EMS), còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), thường tác động đến hậu ấu trùng tôm giống (postlarvae) trong vòng 20 đến 30 ngày sau khi thả và có thể gây chết đến 100%. Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu (GAA) ước tính thiệt hại hàng năm cho ngành nuôi tôm châu Á hơn 1 tỷ USD. Tác nhân gây bệnh EMS đã được báo cáo là do một loài vi khuẩn có tên Vibrio parahaemolyticus. Đây là loài vi khuẩn tồn tại phổ biến trong môi trường trường biển.

Tại thời điểm này, nghiên cứu đã và đang chủ yếu hướng tới bệnh lý và nguyên nhân của bệnh EMS. Hiện nay, dịch bệnh EMS vẫn đang bùng phát mạnh và gây thiệt hại nặng nề cho ngành tôm ở các nước trên thế giới như Mexico, Thái Lan, Việt Nam,… Dựa trên những đặc điểm về hệ sinh thái của tác nhân gây bệnh, dường như các cách tiếp cận tập trung vào kiểm soát sự hiện diện hoặc hoạt động của Vibrio nói chung là có cơ hội cao để giảm nguy cơ bùng phát EMS. Dưới đây là những khuyến cáo từ Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu nhằm đối phó với dịch bệnh EMS trên tôm.

  • Loại bỏ mầm bệnh EMS và các tác nhân gây bệnh khác trong ao nuôi
  • Thiết lập một quần thể vi khuẩn cân bằng trong ao
  • Sản xuất con giống có khả năng kháng bệnh EMS
  • Chỉ thả giống khỏe mạnh và không nhiễm bệnh
  • Quản lý chặt chẻ chất lượng nước và bùn đáy ao
  • Khử trùng bằng các phương pháp như dùng clorin hay ozon
  • Thiết lập một quần thể vi khuẩn đã trưởng thành, với số lượng các vi khuẩn có lợi chiếm ưu thế trong ao trước khi thả giống
  • Sử dụng chế phẩm sinh học và nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác như cá rô phi,…trong ao nuôi tôm
  • Thiết lập quần thể biofloc trong ao nuôi ở mức từ thấp đến trung bình
  • Tránh cho tôm ăn quá mức
  • Loại bỏ bùn đáy, chất hữu cơ tích tụ trong ao thường xuyên
  • Ứng dụng kỹ thuật nuôi hai giai đoạn bằng cách giữ tôm post cho đến khi chúng lớn mới chuyển sang ao nuôi thịt nhằm giúp tôm chống chọi với bệnh EMS tốt hơn hoặc khi tôm nhiễm bệnh thì có thể loại bỏ sớm, tránh lây lan và gây thiệt hại
  • Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học ở mức cao trong các ao nuôi tôm thâm canh
  • Sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung đã được chứng minh là có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh EMS
  • Áp dụng các kỹ thuật quản lý trang trại tổng hợp ở mức cao
  • Tránh thiết kế ao nuôi mà cống lấy nước và thoát nước cùng một kênh
  • Cần chú ý đến khả năng chịu tải của hệ sinh thái ao nuôi, ví dụ như ao nhỏ nhưng nuôi mật độ tôm quá dày,…
  • Khuyến khích phát triển các phòng thí nghiệm được trang bị tốt để có thể phát hiện mầm bệnh EMS sớm và tốt hơn

Theo AquanetViet

Ý kiến của bạn