Những “quái vật” sống dai dẳng ở núi lửa dưới biển

Các miệng phun thủy nhiệt nằm cạnh núi lửa dưới biển là nơi trú ngụ yêu thích của nhiều sinh vật phức tạp.

Trong cuộc thám hiểm kéo dài 3 tuần tại độ sâu từ 700 – 1.500m tại khu vực rãnh Kermadec, thuộc vùng biển phía bắc New Zealand, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand (NIWA) đã phát hiện rất nhiều sinh vật kỳ lạ. Ảnh: Giun biển Polychaete được tìm thấy tại độ sâu 1.200m.

Các miệng phun thủy nhiệt nằm cạnh các núi lửa dưới biển thường phun ra dòng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Đây nơi trú ngụ của nhiều cộng đồng sinh vật phức tạp. Ảnh: Tôm Uroptychus, sống tại độ sâu từ 650m – 1.400m.

Sao biển Asteroschema bidwillae màu vàng quấn quanh các rạn san hô tại độ sâu 1.220m.

Thế giới của các loài mực tại khu vực còn nhiều bí ẩn này cũng vô cùng đa dạng. Nó tồn tại tại độ sâu 900m.

Loài cua Trichopeltarion janetae, sinh sống tại độ sâu 900m. Loài vật gây ấn tượng với bộ lông vô cùng rậm rạp.

Loài san hô Stephanocyathus platypus có hình dạng chén kỳ quái, tại độ sâu 1.000m.

Loài sứa biển màu mè, có tên khoa học là Atolla sống tại độ sâu 1.500m.

Cá rồng đen, có tên khoa học là Idiacanthus atlanticus. Chiều dài con cái lên tới 53 cm, nhưng chỉ có 5 cm với con đực.

Loài sên biển có hình dạng quái đản, sinh sống tại độ sâu 1.250m.

Cua ẩn sĩ di chuyển từ lớp vỏ ốc này đến lớp vỏ ốc khác nhưng về cơ bản chỉ có vẻ ngoài của nó thay đổi.

Tôm hùm ngồi xổm Munidopsis victoriae gần như luôn được tìm thấy ở độ sâu từ 700-1.200m.

Cá lưỡi trâu, có tên khoa học Cynoglossus microlepis.

Theo Duy Huệ (theo NG), Báo điện tử Kiến thức, 10/11/2014

Ý kiến của bạn