Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản

PVP-iodine là gì?

Povidone-iodine(PVP-I) là một hợp chất hóa học ổn định bao gồm polyvinylpyrrolidone và iodine. Nó chứa từ 9,0 % đến 12% iodine (tính theo trọng lượng khô). PVP-iodine ở dạng bột có màu đỏ thẫm, mùi đặc trưng, hòa tan hoàn toàn trong nước lạnh, ethyl alcohol, isopropyl alcohol, polyethylene glycol và glycerol.

PVP-iodine được thương mại hóa đầu tiên vào năm 1955, bây giờ đã được xem như là chất sát trùng (antiseptic).

Povidon-Iod.png

Hình: Cấu trúc phân tử 2-Pyrrolidinone, 1-ethenyl-, homopolymer, hỗn hợp với iodine

Trong nước iodine có thể chuyển hóa thành các dạng khác nhau theo các phương trình sau:

I2 + H2O →  H2OI+ + I- (iodine cation)

H2OI+ → HOI  + H+ (hypoiodic acid)

HOI  → OI- + H+

3HOI →  + 3H+ + 2I- + IO3-

Cơ chế tác dụng

Iodine tự do từ từ phóng thích ra khỏi hỗn hợp PVP-iodine, iodine thẩm thấu qua vách và màng tế bào của vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, virus. Iodine có thể gắn vào nhóm NH của acid amine nên phá vỡ cấu trúc của protein; oxy hóa nhóm SH của các aid amine chứa lưu huỳnh làm gãy nối S-S nên không tổng hợp được protein; phá vỡ cầu nối C=C trong các acid béo ở màng tế bào. Việc iodine giải phóng từ từ ra khỏi hợp chất PVP–iodine nên có tác dụng sát trùng tốt, hiệu quả lâu dài và giúp làm giảm độ độc của Iodine lên tế bào động vật hữu nhũ.

Trong số các dạng khác nhau của iodine thì chỉ có I2, HOI và I- là có tác dụng tốt để khử trùng, trong đó I2 và HOI có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Trong môi trường pH thấp 2.5-7 thì I2, HOI chiếm tỉ lệ cao nên hiệu quả khử trùng cao so với môi trường có pH cao. Hiệu quả khử trùng cùa PVP-iodine sẽ đạt tối đa khi pH của nước nằm trong khoảng 3-6. Ngoài ra, trong môi trường có nhiều chất khử (H2S, Mn2+, Fe2+, chất hữu cơ…) iodine sẽ phản ứng với chất khử làm giảm tỉ lệ I2 và tăng I-  nên hiệu quả khử trùng của Iodine bị giảm.

Hiệu quả diệt khuẩn

Nồng độ diệt khuẩn của iodine đối với virus là 0,4 mg/L; với vi khuẩn là 0,2; nấm mốc là 0,6; nguyên sinh động vật là 0,2, ức chế sự phát triển của tảo ở nồng độ 0,2.

PVP-iodine tự phân giải sau 2–3 ngày, không làm hại môi trường. Ở nhiệt độ và pH cao, cá mẫn cảm hơn đối với iodine cho nên trong điều kiện này PVP-iodine có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá (có thể gây sốc). Ở nhiệt độ cao và pH cao PVP-iodine sẽ mất tác dụng rất nhanh. Vì vậy, nên sử dụng PVP-iodine vào lúc trời mát (tốt nhất là vào xế chiều).

Cách sử dụng

– Xử lý nước: Sử dụng PVP-iodine để xử lý nước với liều lượng theo bảng sau:

15468248689_3eee62b477_o.jpg

– Trị bệnh, diệt tảo

Để trị các loại bệnh do nấm, nguyên sinh động vật hay vi khuẩn tác động bên ngoài cơ thể động vật nuôi, pha loãng rồi tạt xuống ao với nồng độ PVP-iodine 30% là 1,0 ppm, 3 ngày/lần cho tới khi hết bệnh. Dùng PVP-iodine nồng độ 0,5 mg/L tạt xuống ao một lần duy nhất để ức chế sự phát triển của tảo.

– Sát trùng trang thiết bị nuôi: Sử dụng PVP-iodine để sát trùng với liều lượng theo bảng sau:

15654886205_6a4c776df2_o.jpg

Những lưu ý khi sử dụng PVP-iodine     

– Có khả năng diệt phiêu sinh vật, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá

– Diệt tảo làm nước quá trong ảnh hưởng đến việc ăn mồi của tôm cá.

– Diệt vi sinh vật có lợi trong nước và đáy ao, ức chế quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao nuôi

– Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm cá, sử dụng thường xuyên có thể gây chậm lớn, giảm khả năng sinh sản.

Theo TS. Nguyễn Phú Hòa, UV-Vietnam, 28/10/2014

2 bình luận trong “Sử dụng PVP-iodine trong nuôi trồng thủy sản”

Ý kiến của bạn