EHP là mối nguy trên tôm hơn EMS

Các biện pháp mới trong việc kiểm soát hội chứng chết sớm (EMS) ở các nước châu Á trong những năm gần đây đã có hiệu quả, Charoen Pokphand – Giám đốc Charoen Pokphand Foods Thái Lan cho biết.

Tuy nhiên, hội chứng tôm chậm lớn (EHP), do ký sinh trùng Hepatopenaei enterocytozoon có thể tạo ra mối nguy lớn hiện nay, Robins McIntosh, Phó chủ tịch cấp cao (GOAL) cho biết trong Hội nghị diễn ra từ ngày 26/10 đến 29/10 tại Vancouver, Canada.

McIntosh cho biết: EMS được gây ra bởi một loại vi khuẩn cực độc làm ảnh hưởng đến tôm, giống như một liều thuốc trừ sâu. Ngược lại, EHP có liên quan đến một loại nấm với bào tử rất nhỏ, có sức đề kháng cao với môi trường và clo.

Chống lại EMS đã từng được xem là điều không thể, McIntosh chia sẻ.

“Trong 3 năm qua, tôi thực sự tự hỏi có khi nào dịch bệnh sẽ tạm ngưng”, khi so sánh chúng với “bệnh dịch” và khả năng xâm nhập vào “an toàn sinh học”.

Từ khi phát hiện EMS phát triển trên thức ăn và chất thải trên tôm nuôi, tôi nhận thấy EMS có thể được điều trị mà không cần thông qua phương thức loại trừ, chủ yếu bằng cách hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn theo hướng làm giảm bùn đáy ao để giữ cho “mái nhà vệ sinh của tôm” luôn sạch sẽ. “Khi bạn làm điều đó, nó giống như một phép lạ. Bạn cần phải giữ sạch đáy ao nuôi, tôm ngừng chết”, McIntosh cho biết.

EHP, đòi hỏi các trại giống phải khử trùng mạnh, ao thông thoáng, cá thể bố mẹ phải sạch bệnh. “Đây không phải là điều dễ dàng thực hiện trên một quy mô lớn”, McIntosh nói thêm.

Theo Jason Smith, Undercurrentnews.com, 03/11/2015

Ý kiến của bạn