Tại hội thảo ở Haifa (Israel) tháng 1/2015, các nhà khoa học đã chứng minh việc xây đảo nhân tạo nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ mang lại viễn cảnh tươi đẹp cho sự phát triển kinh tế ven biển và ngoài khơi Israel.
Giảm áp lực dân số
Nuôi thủy sản trên biển và xây dựng đảo nhân tạo vẫn còn khá xa lạ do toàn bộ đường biển của Israel, dải Gaza, đường tới vịnh Bardawil của Ai Cập và lục địa sông Nile đều quay ra phía biển. Một phần lãnh thổ giữa cảng Haifa và bến du thuyền Acre đều đang thiếu nước che chắn. Israel lại là quốc gia cần phải sử dụng đảo nhân tạo nhiều nhất để giải quyết vướng mắc liên quan tới dân số. Thực tế, toàn bộ vùng ven biển của quốc gia này là một trong những địa điểm đông dân cư nhất thế giới. Israel còn là quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ gia tăng dân số. Trong khi đó, vùng phía Tây thưa thớt dân cư hơn nhưng lại bị ô nhiễm nặng bởi công nghiệp hóa. Ngoài ra, đảo nhân tạo có thể là mô hình liên kết lý tưởng giúp mở rộng hệ thống khai thác dầu, khí đốt ngoài khơi. Nó cũng có thể hoạt động như một cảng hàng không, cảng biển hay nơi trung chuyển hàng hóa, cơ sở hạ tầng cho các nhà máy chế biến, căn cứ quân sự và các trại nuôi trồng thủy sản.
Nhìn theo khía cạnh kỹ thuật, Israel có nhiều sự lựa chọn để phát triển vùng ven biển. Họ có thể khai hoang những vùng nước nông ven bờ, bởi đảo khá gần và song song với bờ biển hoặc đơn giản hơn là mở rộng vùng ven biển ở hướng Tây, từ đó tạo ra đường bờ biển mới hay còn gọi là đảo nhân tạo ven bờ hoặc ngoài khơi. Giáo sư Michael Burt, một kiến trúc sư của các công trình đường biển nổi tiếng, là người đưa ra ý tưởng xây dựng đảo nhân tạo dọc theo 45 km đường bờ biển dải Gaza. Dân cư khu vực này đã vượt 1,7 tỷ người nhưng diện tích sống chỉ có 350 km2. Ý tưởng của Michael nhằm mục đích nâng diện tích khu vực ven biển lên 500 km2. Đây không chỉ là nơi sinh sống lý tưởng cho người dân mà còn là nơi nuôi trồng thủy sản thích hợp.
Không chỉ Israel, Ai Cập cũng cần phải có nhiều đảo nhân tạo hơn vì mực nước biển lưu vực sông Nile đang tăng cao, khiến nhiều nông dân phải di cư đi nơi khác. Khí hậu đang biến đổi, sẽ tác động mạnh tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, du lịch, và nơi sinh sống của cư dân nơi đây. Nhiều chuyên gia dự báo nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, thiếu hụt lương thực sẽ bùng nổ, đẩy hàng triệu người Ai Cập lâm vào tình cảnh không nhà cửa, không lương thực.
Để nuôi trồng thủy sản bền vững
Đảo nhân tạo có thể là trung tâm các tổ hợp nuôi trồng thủy sản và là nơi sinh sống của ngư dân, nông dân. Trên đảo nhân tạo, hoạt động khai thác thủy sản cũng như nuôi lồng bè có thể diễn ra song song và hiệu quả không kém trên đảo tự nhiên. Người ta hoàn toàn có thể xây dựng các cơ sở xử lý thủy sản, bảo quản cũng như nhà máy chế biến trên đảo nhân tạo. Nhiều nơi xây đảo nhân tạo chỉ để phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Đảo nhân tạo cỡ nhỏ có kết cấu nổi đặc biệt hoặc có trụ chống vững chắc có thể được sử dụng làm nơi neo đậu phục vụ tàu bè, cùng nhiều thiết bị cho cá ăn, dỡ hàng hóa. Người ta có thể đặt lồng cá bên dưới hoặc ngay cạnh đảo. Đây là một cách nuôi cá trên biển ít tốn kém nhất. Để tiết kiệm chi phí, lồng nuôi cá được tái chế từ những con tàu đã thay đổi kết cấu, hầm sà lan… Thực tế, những lồng cá sáng tạo như trên được gắn thêm “thiết bị dụ cá”. Thiết bị sẽ đưa nhiều loại sinh vật phù du vào lồng nuôi, mang lại nguồn thức ăn dồi dào cho cá.
Tới nay, đã có rất nhiều đảo nhân tạo được xây mới hoặc tái tạo ở nhiều quốc gia, chủ yếu là Hà Lan, Nhật Bản, Iran. Việc hiện thực hóa đảo nhân tạo ở Israel theo các ý tưởng đã được đưa ra có thể còn xa nhưng hoàn toàn không phải là điều phi thực tế.
Theo Tạp chí thủy sản Việt Nam, 20/05/2015 ,
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you. https://accounts.binance.com/bn/register?ref=P9L9FQKY