Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm thương phẩm

Cá thát lát cườm sống nhiều ở các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma… ở nước ta, cá thát lát cườm tập trung từ khu vực miền Trung trở vào. Đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Trong tự nhiên, cá bị khai thác quá mức nên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất có thể lai tạo giống giúp người nuôi chủ động hơn, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.

1. Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá Còm có diện tích từ 200 m2 trở lên, mức nước từ 1-1,2 m. Ao nên gần nguồn nước để việc cấp thoát nước dễ dàng. Ao được chuẩn bị kỹ như đối với ao nuôi cá Thát lát.
– Tát cạn ao, vét bớt lớp bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn dày không quá 30 cm.
– Cắt dọn cỏ bờ, mái ao, cây cỏ trong ao, lấp hang hốc, lỗ rò rỉ. Kiểm tra và tu sửa lại cống cấp và thoát nước.
– Dùng dây thuốc cá diệt cá tạp, cá dữ và các loài địch hại của cá, lượng dùng 0,5-1 kg rễ dây thuốc cá cho 100 m3 nước.
– Rải 8-10 kg vôi bột/100m2 đáy ao, mái bờ để diệt các loài cá tạp còn sót và diệt mầm bệnh. Vùng nhiễm phèn thì bón lượng vôi cao hơn khoảng 50%. Rải vôi xong phải đảo trộn đều vôi với lớp bùn mặt ao.
– Bón phân chuồng mục để tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá với liều lượng 10-20 kg cho 100 m2 ao. Hoặc bón phân vô cơ (urea 0,5 kg, lân 0,3 kg) hoặc phân hỗn hợp (N-P-K) 2 kg cho 100 m2 ao nuôi.
– Sau đó phơi đáy 2-3 ngày. Những ao ở vùng nhiễm phèn thì không nên phơi đáy.
– Lọc nước vào ao đến mực nước đạt 0,5- 0,6 m thì thả cá giống. Sau đó tiếp tục đưa nước vào ao đến khi đạt mức quy định.

2. Cá giống và mật độ thả nuôi

– Chọn cá giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không xây xát. Tắm cá qua nước muối 2% trong 10-15 phút trước khi thả.
– Mật độ thả: Trung bình 5-10 con/m2, cỡ cá thả từ 6-8 cm. Phải thả cá giống lúc trời mát, trước khi thả cá ra ao phải ngâm bao đựng cá giống trong nước từ 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao cá sau đó mới mở miệng bao thả cá ra.
– Thả ghép trong ao nuôi cá Còm một vài loài khác như cá mè trắng, tai tượng, cá mùi hoặc sặc rằn với tỷ lệ không quá 50% tổng số cá nuôi trong ao và cũng không thả những loài cá tranh giành thức ăn với cá Còm như rô phi, cá tra.

3. Thức ăn cho cá và quản lý ao nuôi

Khi cá giống mới thả xuống ao nuôi, chúng vừa sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao vừa ăn các thức ăn khác do người nuôi cung cấp như thức ăn hỗn hợp chế biến và thức ăn tươi sống. Lượng thức ăn được tính như sau:
– Hai tuần đầu: 50g cám trộn với 50g bột cá nấu chín trộn đều cho 1.000 con cá ăn.
– Những tuần sau đó: 50% là thức ăn chế biến (cám + bột cá) và 50% thức ăn tươi sống như cá tạp cá vụn tươi, ốc, tép…
– Thức ăn tươi sống phải tươi, không bị ươn thối, băm nhỏ và rửa sạch trước khi cho ăn. Nguyên liệu của thức ăn chế biến không bị mốc, còn thời hạn xử dụng.
Ngoài ra, tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp loại nhỏ vừa kích cỡ miệng cá, hàm lượng đạm 25-30%, tỷ lệ phối hợp thức ăn viên công nghiệp khoảng 30%.

Tất cả các loại thức ăn không được trộn thêm bất kỳ loại hoá chất hay kháng sinh nằm trong danh mục cấm sử dụng. Khẩu phần thức ăn chế biến là 5-7% khối lượng cá/ngày. Khẩu phần ăn thức ăn viên công nghiệp 1,5-2 % khối lượng cá/ngày. Cho cá ăn 2- 3 lần/ngày. Kiểm tra thức ăn sau khi cá ăn để kịp thời điều chỉnh. Phải rửa sạch sàng ăn trước khi cho cá ăn.

Hàng ngày chú ý kiểm tra bờ ao,cống, kịp thời phát hiện và tu sửa bờ, lưới chắn, lấp hang hốc, đề phòng nước mưa tràn bờ.

Hàng tuần thay 30-50 % lượng nước trong ao. Khi nước ao có màu xanh quá đậm, nâu đen hoặc có mùi hôi, phải tháo nước cũ và cấp nước mới sạch cho ao.

Cá Còm cũng có thể gặp một số loại bệnh giống như cá Thát lát, như nhiễm trùng huyết do các loài vi khuẩn gây bệnh Pseudomonas, Aeromonas, Edwardlsiella. Cá nhiễm bệnh trong trường hợp nuôi mật độ quá dày, nước ao bị ô nhiễm hoặc do các tác nhân cơ học và cá bị sây xát, do hàm lượng ôxy trong nước bị giảm xuống quá thấp nên cá dễ nhiễm bệnh. Sử dụng một số kháng sinh như Oxytetracyclin, Kanamycin trộn vào thức ăn cho cá (50-70 mg/kg thể trọng cá, ăn liên tục từ 7-10 ngày).

Cá Còm cũng có thể bị các loại ký sinh trùng như trùng bánh xe (Tricho dina), trùng quả dưa (Ichthiophthyrius), các loài giáp xác ký sinh như trùng mỏ neo (Lernea) và rận cá (Argulus), sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus), sán l1 18 móc (Gyrodactylus) hoặc nhiễm giun tròn (Philometra)

Để phòng bệnh cho cá, phải cho cá ăn đầy đủ, thức ăn đảm bảo vệ sinh, giữ môi trường nước ao nuôi sạch, đủ ôxy. Có thể điều trị cá bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng bằng một số loại thuốc sử dụng cho cá Thát lát.

4. Thu họach

Cá có tốc độ lớn khá nhanh, sau thời gian nuôi từ 10-12 tháng có thể đạt cỡ 700-800 g. Có thể thu họach đồng loạt khi được giá hoặc tỉa cá lớn và thả nuôi lại những cá nhỏ chưa đạt kích cỡ.

Theo Tep Bac

Ý kiến của bạn