Loài cá nuôi ghép giúp tôm phòng bệnh

Kết quả cho thấy rằng chất nhầy từ da của cá Măng (C. Chanos) có đặc tính miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn so với các loài cá khác và vì vậy việc nuôi ghép cá này với các loài cá khác hoặc tôm có thể có những tác dụng có lợi cho phòng bệnh hiệu quả.

Các tính chất miễn dịch và sinh hóa của chất nhầy trên da của các loài cá khác nhau có thể có tác dụng có lợi đối với việc quản lý sức khoẻ khi cá được nuôi trong cùng một hệ thống.

Thí nghiệm

Thí nghiệm này của các nhà khoa học Ấn Độ được tiến hành để điều tra và so sánh các tính chất miễn dịch và sinh hóa của chất nhầy ở 3 loài cá nước lợ: Cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Măng (Chanos chanos) và cá Đối (Mugil cephalus). Chất nhầy được thu thập từ bề mặt bên ngoài da của 6 cá thể cá của mỗi loài và được sử dụng để phân tích các đặc tính miễn dịch và thành phần sinh hóa.

cá nuôi ghép tôm, lợi ích cá nuôi ghép tôm, phòng bệnh cho tôm, tôm, nuôi tôm
Cá Chẽm (Lates calcarifer)

cá nuôi ghép tôm, lợi ích cá nuôi ghép tôm, phòng bệnh cho tôm, tôm, nuôi tôm
Cá Măng (Chanos chanos)

cá nuôi ghép tôm, lợi ích cá nuôi ghép tôm, phòng bệnh cho tôm, tôm, nuôi tôm
Cá Đối (Mugil cephalus)

Kết quả

Các thông số miễn dịch cơ bản như lysozyme, hoạt tính đông máu, hoạt hóa bào thực và lectin cao hơn đáng kể một cách có ý nghĩa trong chất nhầy của cá Măng (C. chanos) (p <0.05), sau đó là Chẽm (L. calcarifer) và thấp nhất là cá Đối (M. cephalus).

Tương tự, chất nhầy của cá Măng (C. chanos) có hoạt tính protease, alkaline phosphatase và hoạt tính kháng khuẩn cao nhất. Phân tích quang phổ UV cho thấy sự có mặt của toluen, izoquinolin, 2-furdehyde, axit octadecenoic, biphenyl, thymidine và acid cinnamic trong chất nhầy của cá Chẽm (L.calcarifer), trong khi đó không có ở hai loài khác.

Phân tích phổ hồng ngoại biến đổi Fourier cho thấy isothiocyanat, aldehyde và alkene là các nhóm chức năng thông thường trong chất nhầy của cả ba loài cá.

Kết luận

Kết quả cho thấy rằng chất nhầy từ da của cá Măng (C. chanos) có đặc tính miễn dịch bẩm sinh mạnh hơn so với các loài cá khác và vì vậy việc nuôi ghép cá này với các loài cá khác hoặc tôm có thể có những tác dụng có lợi cho phòng bệnh hiệu quả.

Báo cáo được đăng trên: Springer

Theo TRỊ THỦY Lược dịch, Thủy sản Tép bạc, 18/10/2017

Ý kiến của bạn