Hóa chất diệt khuẩn trong nuôi tôm và lưu ý

Người nuôi tôm cần biết những công dụng và lưu ý của các loại hóa chất diệt khuẩn thông dụng để sử dụng hiệu quả, tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến tôm nuôi.

1. BKC (Benzalkonium Chloride)

BKC trong nuôi tôm

Hạn chế BKC trong sử dụng:

– Gây khó chịu cho người nuôi: mùi nồng, không được tiếp xúc trực tiếp đặc biệt là mắt.

– Sử dụng BKC quá liều dễ gây tồm dư giảm giá trị tôm nuôi.

* Lưu ý khi dùng BKC:

Tùy mục đích sử dụng mà BKC có những liều dùng khác nhau. Dùng định kỳ 1 lít cho 1000-2000m3 nước.

Sử dụng tốt nhất vào buổi trưa và nắng gắt để có hiệu quả nhất.

Đeo bảo hộ lao động khi điệt khuẩn bằng BKC.

Giai đoạn tôm dưới 10 ngày nếu đánh diệt khuẩn định kỳ chỉ nên dùng Iodine hạn chế dùng diệt khuẩn BKC vì giai đoạn này tôm mẫn cảm với chất diệt khuẩn mạnh.

2. Đồng Sunfat (CuSO4.5H2O)

CuSO4 trong nuôi tôm

Công dụng Đồng Sunfat

– Dùng để kiểm soát tảo lam và tảo sợi thân lớn

– Trị bệnh ký sinh trùng trong ao nuôi.

* Lưu ý khi dùng Đồng Sunfat:

Tỷ lệ Đồng Sunfat tính bằng mg/l và không nên vượt quá 0.01 tổng độ kiềm.

Không sử dụng khi thời tiết âm u, trời mưa.

Không được tháo nước trong ao sau khi xử lý Đồng Sunfat trước 72h.

3.  Chlorine

chlorine trong nuôi tôm

Chlorine trên thị trường có 2 loại: Hypochlorite canxi Ca(OCl2)2 , Hypochlorite Natri NaOCl.

Hạn chế của Chlorine:

– Giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.

– Không nên lạm dụng Chlorine trong diệt khuẩn vì khi diệt nhiều đáy ao khó gây màu nước ảnh hưởng vụ nuôi.

* Lưu ý khi sử dụng Chlorine:

Chỉ nên dùng để xử lý nguồn nước cấp đầu vụ nuôi.

Không nên sử dụng khi nước ao giàu muối dinh dưỡng và chất hữu cơ vào giữa và cuối vụ nuôi.

Khi sử dụng Chlorine không được sử dụng các hóa chất diệt khuẩn khác như: BKC, formaline…

Không nên bón vôi trước khi diệt khuẩn bằng Chlorine vì sẽ làm giảm tác dụng.

Sau khi sử dụng cần bổ sung men vi sinh phục hồi nền đáy của ao nuôi, Trung hòa Chlorine trong ao với Natri thiosunfat.

Sau khi đánh Clo nên để 4 ngày để diệt khuẩn sau đó chạy quạt mạnh để giảm hàm lượng Chlorine tồn dư.

4. Glutaraldehyde ( C5H8O2)

xử lý nước trong ao nuôi tôm

Đây là chất diệt khuẩn phổ rộng và glutaraldehyde có hoạt tính cao hơn BKC

Công dụng:

Dung dịch glutaraldehyde có nồng độ 10-15% được sử dụng trong xử lý nước.

Khống chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm, virus

Hạn chế sự phát triển quá mức của tảo.

Cách dùng:

Khuyến cáo sử dụng xử lý nước trong ao lắng, khử trùng nước trước khi thả nuôi là 1 Lít/1000-2000m3 nước. Sát khuẩn định kỳ 1 lít cho 5000 m3 nước.

Hạn chế của glutaraldehyde:

– Khi ở nồng độ cao gây độc cho cá, tôm, đặc biệt là ấu trùng.

– Hoạt tính của glutaraldehyde đạt kết quả tốt nhất khi pH = 8 và bị giảm hoạt tính và xử lý không hiệu quả nếu pH > 9.

* Lưu ý khi sử dụng:

Khi sử dụng glutaraldehyde khuyến cáo đeo bao tay và bảo hộ lao động.

Xử lý lượng dư glutaraldehyde bằng NaHSO3 (Natri bisufit) trong nước trước khi thải ra ngoài.

5. Thuốc tím KMnO4

thuốc tím trong nuôi tôm

Hạn chế của KMnO4:

– Không bền, giảm khả năng diệt trùng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao nên cần phải bảo quản trong các lọ màu nâu đen để tránh ánh sáng trực tiếp.

– Hạn chế sử dụng trong ao nuôi có tôm vì  khi vào nước KMnO4 sẽ kết hợp với nước tạo ra MnO2 gây độc cho tôm.

* Lưu ý khi sử dụng:

Thường sử dụng xử lý nước đầu vụ nuôi.

Sử dụng thuốc tím trong ao nuôi sẽ diệt tảo và gây thiếu oxy trong ao, do đó cần tăng cường chạy quạt.

Để diệt khuẩn nên dùng ở liều lượng 2-4 mg/L. Liều diệt khuẩn phải dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước.Trong trường hợp diệt virút thì nên dùng liều 50 mg/L hoặc cao hơn.

Không sử dụng thuốc tím chung với: Iodine, H2O2, formaline..

Quá trình xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá do đó cần theo dõi sức khỏe sau khi xử lý.

Thời gian xử lý giữa 2 lần ít nhất là 4 ngày.

6. Hydrogen peroxide (H2O2)

xử lý nước trong ao tôm

Công dụng: Cung cấp oxy, trị ký sinh trùng, diệt khuẩn, khống chế tảo.

Hạn chế:

– Khi pH lớn hơn 8,3 thì không nên dùng H2O2

– Nếu dùng nhiều hoặc quá liều sẽ gây độc cho tôm hoặc làm trong nước ao và gây trơ nền đáy.

* Lưu ý khi sử dụng H2O2

Tạt trực tiếp xuống ao: Liều lượng thường được sử dụng diệt tảo từ 0,1 đến 0,5 mg/l, tùy thuộc nhiệt độ nước và mật độ tảo trong ao mà chọn nồng độ thích hợp.

Chỉ dùng trong nước có độ cứng và độ kiềm thấp.

Cần tránh ánh sáng trực tiếp và nguồn sinh nhiệt.

Theo Lệ Thủy, Thủy sản Tép bạc, 05/06/2017

2 bình luận trong “Hóa chất diệt khuẩn trong nuôi tôm và lưu ý”

Ý kiến của bạn