Tất cả bài viết của Trinh

Chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi tôm: Cần nhìn từ thực tiễn

Bao năm gắn bó với con tôm với hy vọng đổi thay cuộc sống gia đình, không ít nông dân Cà Mau trở thành tỷ phú, cũng không ít người phải bán đất, làm thuê kiếm sống. Nguyên nhân được nhiều người nuôi tôm thành công đúc kết là yếu tố kỹ thuật đóng vai trò then chốt.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý cá rô biển

Cá rô biển (Pristolepis fasciata) là loài bản địa có chất lượng thịt ngon, giá bán trên thị trường khá cao nên được nhiều người nuôi quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu xác định các chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá rô biển sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng quy trình sản xuất giống loài cá này.

Thành công từ nuôi ghép cá rô phi với tôm công nghiệp

Anh Nguyễn Anh Dũng, ấp Tân Đức, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi có 5 vụ nuôi thành công từ việc nuôi ghép cá phi với tôm sú và thẻ chân trắng. Mô hình này giải quyết được môi trường vùng nuôi, nâng cao năng suất tôm nuôi, được nông dân nuôi tôm công nghiệp (NTCN) lân cận trong xã áp dụng và thành công.

Sự thâm nhập ánh sáng vào nước ao

Sự thâm nhập ánh sáng vào nước cũng là nguồn năng lượng cho quá trình quang hợp của thực vật phù du và thực vật thủy sinh khác. Photon (lượng tử) của ánh sáng hấp thụ vào nước làm nước ấm lên và giảm dần theo độ sâu. Mật độ khác nhau của nước có thể tạo ra các lớp phân tầng nhiệt trong các khối nước.

Nuôi cua thương phẩm dưới tán rừng ngập mặn

Nuôi Cua dưới tán rừng ngập mặn trong điều kiện không có đê bao không cần đầu tư lớn. Về khu nuôi thả chỉ yêu cầu là nơi có rừng ngập mặn và khi thủy triều lên được ngập bãi. Bãi nuôi đảm bảo nước lưu thông sạch sẽ và không cần cải tạo, sau đó dùng cọc tre, lưới mắt nhỏ khoang vùng là được.