Người nuôi cần phải học cách đối phó với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS)

Ngành nuôi tôm công nghiệp trên thế giới phải học cách đối phó với hội chứng chết sớm (EMS), “vì có thể bệnh này sẽ không bao giờ chấm dứt”, đó là nhận định của các chuyên gia tại hội nghị nuôi trồng thủy sản và triển lãm thương mại Aquaexpo tại Ecuador.

Bởi vì vi khuẩn gây bệnh EMS luôn hiện diện trong môi trường và có thể hình thành dịch bệnh bất cứ lúc nào, nhà tư vấn bệnh tôm Linda Nunan trả lời với Undercurrent news bên lề hội nghị. Trong khi đó, Phó chủ tịch công ty nuôi trồng thuỷ sản Phibro – Ra’anan Ariav nói:  “Chúng tôi phải học cách sống chung với EMS”

Ngoài việc cải thiện môi trường ở những ao nuôi bị nhiểm bẩn sinh học, người nuôi tôm có thể kìm hãm sự phát triển của EMS bằng cách giảm mật độ nuôi, kéo dài thời gian nghĩ của ao, sử dụng chất kích thích hệ thống miển dịch, áp dụng quy trình sinh học và tìm ra vacine ưc chế vi khuẩn gây nên EMS.

Numan cho biết: “Ấn Độ là một quốc gia thành công nhất trong phòng chống EMS. Năm 2013 sau khi nhận được  nghi vấn có dấu hiệu EMS ở Ấn Độ, nhiều trang trại nuôi tôm đã chủ động phòng dịch bằng cách ngưng sản xuất hoặc phơi ao.

Tại Thái Lan, Chính Phủ có kế hoạch cho việc khôi phục ngành nuôi tôm bằng cách cho nhập khẩu bố mẹ mới, cải thiện hệ thống xét nghiệm, kiểm dịch và sử dụng chế phẩm sinh học, có thể hổ trợ miển phí cho các trang từ 2 đến 3 năm tham gia vào chiến dịch phòng chống EMS – Siripong Thitamadee – phó giám đốc trung tâm sinh học phân tử và công nghệ sinh học đại học Mahidol cho biết.  Tuy nhiên ông lưu ý rằng khả năng Thái Lan sẽ không chắc kiểm soát được hoàn toàn EMS trên cả nước.

Lượng tôm tại các quốc gia Châu Á giảm 640,000 tấn trong năm 2010, dự kiến trong năm nay chỉ giảm 200,000 tấn.

Qua thời gian phát triển, yếu tố sinh học tự nhiên cũng có thể làm giảm mối nguy EMS.

Vi sinh vật không ngừng biến đổi và EMS có thể ảnh hưởng đến tôm ít hơn trong một ngày nào đó – Indrani Karunasagar – giám đốc trung tâm tài nguyên vi sinh vật, công nghệ sinh học biển UNESCO tại đại học Nitte nói. Bà tin rằng một ngày nào đó ngành nuôi tôm sẽ được miển nhiểm với mối đe doạ từ EMS.

Ngoài ra còn có một số dấu hiệu cho thấy tôm có dấu hiệu đề kháng tốt hơn với EMS – Nunan cho biết thêm. Một trong những điều quan trọng nhất là các nước không có EMS phải kiểm soát để người dân nuôi tôm không bị dịch bệnh về EMS là tuyệt đối không nhập khẩu giống từ các quốc gia đang có bệnh EMS. Tư vấn cho người nuôi tôm  kiến thức về bệnh để nhận biết và phát hiện kịp thời cũng rất quan trọng.

Nguồn: Worldwide, tháng 10/2014

Theo KS TRẦN ĐÌNH ÂN, VINHTHINH BIOSTADT, 16/11/2014

Ý kiến của bạn