Các kỹ thuật nuôi cá sặc rằn

Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis), còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng (Osphronemidae). Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

1. Kỹ thuật nuôi trong ao

a) Điều kiện ao nuôi:

– Diện tích: 200 – 1.000 m2.

– Độ sâu từ 1 – 1,5 m.

– Ao gần nơi có nguồn nước sạch và có cống cấp thoát nước chủ động.

– Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ cao nhất là 0,5 m và cải tạo ao.

b) Cải tạo ao:

– Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, làm sạch cỏ xung quanh bờ ao.

– Vét bùn đáy ao, chừa lại một lớp bùn khoảng 5cm. Bón vôi bột với liều lượng từ 7 – 10kg/100m2. Phơi ao 2 – 3 ngày.

– Lọc nước lấy vào ao với mức nước 1 – 1,2m trước khi thả cá 2 ngày. Có thể sử dụng bột đậu nành hay bột cá bón từ 2 – 3kg/100m2 để gây nuôi thức ăn tự nhiên.

c) Cá giống:

– Mật độ thả 15 – 20 con/m2.

– Kích cỡ cá 4 – 6 cm/con.

– Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.

– Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh sốc nhiệt độ.

d) Thức ăn:

– Cho cá sặc rằn ăn gồm: cám, bột cá (loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà máy) xay nhỏ cho cá ăn.

– Thành phần: cám 60% + bột cá 40%.

– Khẩu phần thức ăn: 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

– Làm sàn thả thức ăn để dễ kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày.

– Cho ăn 2 lần/ngày.

– Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

– Sau 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 150 g/con thì có thể thu hoạch được.

2. Kỹ thuật nuôi trong ruộng lúa

a) Chuẩn bị ruộng:

– Chọn ruộng có bờ bao cao hơn đỉnh lũ 0,5 m.

– Có diện tích mương bao 10 – 15% diện tích ruộng.

– Mương bao có bề ngang 2 – 3 m sâu 1 – 1,5 m chạy dài xung quanh ruộng.

– Có vị trí gần kênh rạch để cấp thoát nước.

b) Cải tạo:

– Bơm cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ, làm sạch cỏ xung quanh bờ ao.

– Vét bùn đáy ao, chừa lại một lớp bùn khoảng 5cm. Bón vôi bột với liều lượng từ 7 – 10kg/100m2. Phơi ao 2 – 3 ngày.

– Lọc nước lấy vào ao với mức nước 1 – 1,2m trước khi thả cá 2 ngày. Có thể sử dụng bột đậu nành hay bột cá bón từ 2 – 3kg/100m2 để gây nuôi thức ăn tự nhiên.

c) Cá giống:

– Mật độ thả 2 – 3 con/m2.

– Kích cỡ cá giống 4 – 6 cm/con.

– Cá khỏe không xây xát, không dị hình, đồng cỡ.

– Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

– Cá giống được thả ở mương bao sau đó cho nước ngập ruộng để cá tự kiếm ăn thêm.

d) Thức ăn gồm:

– Cám + bột cá

– Ngày cho ăn 2 lần

– Lượng thức ăn 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.

– Có thể 2 tuần/lần bón 20 – 30 kg phân chuồng, vừa làm thức ăn cho cá vừa giúp lúa phát triển tốt.

– Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá.

– Sau 8 – 10 tháng nuôi cá đạt cỡ 80 – 120 g/con có thể thu hoạch được.

Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ

Ý kiến của bạn