Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi tôm

Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi là vấn rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư, xây dựng và mức độ rủi ro trong quá trình nuôi sau này.

1. Vị trí

– Vùng có nguồn nước không bị ô nhiễm, có hệ thống kênh cấp thoát nước dễ dàng, có nguồn nước mặn (nếu có nguồn nước ngọt càng tốt).

– Có nguồn điện lưới, thuận lợi về giao thông đi lại, an ninh tốt, gần nơi cung cấp các dịch vụ cho nghề nuôi tôm.

2. Địa hình, địa chất

– Nên xây dựng ao nuôi tôm ở vùng cao triều.

– Đất thích hợp cho ao nuôi là đất thịt, sét hoặc thịt pha cát.

– Độ pH trong đất không thấp hơn 5 là tốt nhất.

– Trong đất không có các kim loại nặng : Fe (sắt), Zn (Kẽm), Pb (chì).

3. Các yếu tố thủy lý thủy hóa của nước thích hợp

– pH thích hợp nhất 7,5 ÷ 8,5

– Độ mặn từ 15 ÷ 25‰

– Độ kiềm (CO32-, HCO3 ) tốt nhất là từ  80 ÷ 150 mg/l.

– NH3 < 0,5mg/l

– H2S = 0

– Fe 2+ = 0,02mg/l

4. Chuẩn bị ao nuôi

– Ao trước khi thả tôm phải làm vệ sinh, dọn bùn đáy, vớt hết rong rêu sạch sẽ, dọn sạch cỏ rác quanh bờ ao.

– Lấy nước vào rửa hết mùn bã còn sót lại ở đáy ao. Sau đó xả hết nước và bón vôi.

– Bón vôi với liều lượng tùy theo độ pH của đất, có thể áp dụng theo liều lượng như sau:

Độ pH của đất Vôi bột CaCO3
(tấn/ha)
Vôi nung CaO
(tấn/ha)
>6 1-2 0.5-01
5-6 2-3 1-1.5
<5 3-5 1.5-2.5

Bón vôi rải đều trên mặt ao và mép trong bờ ao sau đó phơi đáy ao đến nứt chân chim 2 – 3 ngày đối với vùng đất nhiễm phèn nặng, với vùng ít nhiễm phèn phơi đáy ao 7-10 ngày nhằm cho đáy ao khoáng hóa và thải các chất độc tồn ở đáy ao.

– Lấy nước vào ao qua cống cấp, sau đó tiến hành diệt các loài cá tạp cũng như các nguyên sinh động vật bằng saponin, với lượng: 1kg/60m3 nước

– Sau khi diệt cá tạp 2 ngày xử lý nước bằng hóa chất diệt khuẩn. Hiện nay thường dùng một số loại hoá chất sau : Iodin 1lit/5000m3, chlorine: 25-30 gr/m3

Chú ý: Khi sử dụng các loại hóa chất xử lý nước cần được hòa tan vào trong nước rồi rải đều khắp ao, khi dùng nên kết hợp với quạt khí.

5. Gây màu nước

Tác dụng của việc gây màu nước:

– Nhằm tạo điều kiện cho thực vật phù du phát triển, giảm độ trong của nước, che bớt ánh sáng, hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy, giảm sự giao động của nhiệt độ nước , tăng Oxy trong nước ao, ổn định pH.

– Khi ao xuất hiện màu nước, thức ăn tự nhiên trong ao (là nguồn thức ăn rất quan trọng cho tôm khi mới thả) cũng xuất hiện. Khi sinh vật phù du phát triển sẽ giảm các chất có hại trong ao, không gây sốc cho tôm.

Phương pháp gây màu nước cho ao:

Dùng phân bón để gây màu nước cho ao.

– Các loại phân vô cơ như: NPK + Urê, với liều lượng: 1-2kg/1000m3;hoặc DAP 1-2 kg/1000m3/ngày ( phân hòa tan vào trong nước rồi tạt xuống ao) bón 3-4 ngày đến lúc nào độ trong đạt 30-40 cm thì tiến hành thả giống.

– Các loại phân hữu cơ như: Phân gà khô ủ hoai,  liều lượng: 100-200kg/ha.

Nếu màu nước lên chậm sử dụng bột đậu nành và bột cá nấu lên, để nguội sau 10 giờ rồi rãi đều khắp ao, liều dùng 5kg bột cá + 5kg bột đậu nành/1ha. Trước khi thả giống nếu pH <7.5 cần bón thêm Dolomite với lượng 100kg/1ha.

“Vùng nuôi phải có nguồn nước không bị ô nhiễm, có hệ thống kênh cấp thoát nước dễ dàng.”

Theo BÙI Trung Hiếu, Tôm Vàng, 14/02/2015

2 bình luận trong “Chọn địa điểm và xây dựng ao nuôi tôm”

Ý kiến của bạn