Top sinh vật biển có hình thù “ác mộng” nhất hành tinh

Đại dương tuyệt đẹp nhất thế giới cũng ẩn chứa những sinh vật kỳ dị, “gây ác mộng” cho những người yếu bóng vía.

Cá đầu viền có tên khoa học là Neoclinus blanchardi, là một trong những loài cá cực kỳ hung dữ và đặc biệt có miệng rất rộng. Loài này thường có tư tưởng bảo vệ lãnh địa rất cao. Chúng sẵn sàng giao chiến với bất cứ sinh vật nào nếu dám xâm phạm lãnh thổ của mình.

Gấu nước là sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật kích thước hiển vi, có tám chân. Nó trông mập mạp và rất giống một con gấu tí hon. Gấu nước có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, ngay cả khi cơ thể chỉ còn 3% nước hay ít hơn.

Loài cua nhện có xuất xứ từ Anh, là một sinh vật biển ngoại hình không bình thường. Toàn bộ cơ thể của sinh vật được bao phủ trong gai. Nó cũng có 8 chân và 2 càng. Thông thường, chúng được tìm thấy trong cát, dọc bờ biển phía tây và nam của Vương quốc Anh.

Sâu Bobbit có chiều dài hơn 3m, lông rất độc, có thể làm tê liệt thần kinh vĩnh viễn cho những ai chạm vào. Nó sống ở những vùng nước nông và thường lủi sâu dưới cát. Khi phục kích mồi, chỉ 1/10 cơ thể được nhô lên bề mặt cát. Miệng chúng luôn mở để chào đón những con mồi xấu số bơi qua. Khi những chiếc râu phát hiện ra sự xuất hiện của con mồi, nó lập tức vồ lấy, giằng xé cho dù con mồi lớn hơn nó nhiều lần.

Cá mặt trời (Mola mola) là loài cá có xương nặng nhất được biết đến trên thế giới, với trọng lượng trung bình khi trưởng thành vào khoảng 1.000 kg. Loài cá này có nguồn gốc ở vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Mặc dù to lớn, chế độ ăn uống của loài này hầu như chỉ bao gồm sứa và không gây mối đe dọa nào đối với con người.

Cá chình ruy băng (rainbow eel) có cơ thể dài, mỏng và vây lưng cao, lỗ mũi mở rộng. Cá chình ruy băng phát triển chiều dài tổng thể khoảng 1 m và có tuổi thọ lên đến hai mươi năm. Loài này được cho là hay giận dữ và hung hăng, vì miệng của nó thường mở rộng, sẵn sàng để tấn công. Trong thực tế, cá chình chỉ đơn giản là thở. Các con cá chình ruy băng vùi mình trong cát hoặc ẩn trong đá, rạn san hô, đưa đầu ra để kiếm tôm và cá.

Cá dơi môi đỏ, tên khoa học Ogcocephalus darwini, sinh sống ở các vùng biển nhiệt đới, trong đó nhiều nhất ở đảo Galapagos, Ecuador. Chúng có vây được sử dụng như chân. Thức ăn của chúng là những con cá, tôm, giáp xác. Đôi môi đỏ có thể được cá dơi sử dụng để thu hút bạn tình, hoặc làm vũ khí dụ con mồi.

Cá giọt nước (tên khoa học Psychrolutes marcidus) có màu da thường là trắng sữa hay hồng. Khuôn mặt của cá nhìn theo phương ngang từ đằng trước giống một người đàn ông béo phì có vẻ cáu gắt với cái mũi hình củ hành. Thịt cá chủ yếu là khối gelatin nhão nhẹ hơn nước. Tình trạng thiếu cơ bắp không phải là một bất lợi khi nó chủ yếu hấp thụ các loài sinh vật ăn được nổi trên nó, ví dụ các loài giáp xác biển sâu như cua và tôm.

Cá mắt thùng dài chừng 15 cm, đôi mắt hình ống của chúng có thể hấp thu ánh sáng ở độ sâu lên tới 2.500m. Chúng có cái đầu trong suốt, mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu, bên trong là khối chất lỏng trong suốt. Đôi mắt hình ống có thể xoay tròn trong chiếc đầu trong suốt, cho phép chúng quan sát các hướng và kiếm mồi. Đôi mắt của cá cực kỳ nhạy sáng và chứa sắc tố màu xanh lục.

Cá mập yêu tinh (tên khoa học Mitsukurina owstoni) có hình dáng xấu xí, cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim. Đặc biệt, chúng có một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay.

Theo Lưu Thoa, Báo điện tử Kiến thức, 29/09/2014

Ý kiến của bạn